Thực tế cho thấy, ai trong chúng ta cũng ít nhất 1 lần bị căng cơ. Nhất là với những người rèn luyện thể dục thể thao. Tuy tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài sẽ xảy ra nhiều biến chứng nặng nề như rách cơ, đứt gân,...ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên dân do đâu dẫn đến căng cơ? Liệu căng cơ có nguy hiểm không? Và làm sao để chúng ta có thể khắc phục căng cơ một cách nhanh chóng.
Căng cơ là gì? Triệu chứng của căng cơ
Căng cơ là tình trạng các cơ bị kéo dãn quá mức, vượt qua giới hạn chịu đựng của các cơ dẫn đến đau nhức ở các vùng cơ như cổ, thắt lưng, tay và chân. Tình trạng này gây nên các cơn đau buốt khiến chúng ta khó cử động gây ảnh hưởng đến hoạt động sống hằng ngày. Khi bị căng cơ, các sợi trong bó cơ sẽ bị rách một vài phần tùy vào mức độ. Căng cơ nhẹ thì bị đứt vài sợi nhỏ, căng cơ trung bình sẽ đứt nhiều sợi cơ hơn, và căng cơ nặng là đứt hoàn toàn bó cơ.
Chúng ta có thể nhận biết rằng mình bị căng cơ bằng những dấu hiệu sau đây:
- Di chuyển vùng cơ khó khăn, khó cử động
- Đau buốt quanh cơ một cách đột ngột
- Xuất hiện các vết bầm tím, sưng tấy
- Cơ bắp co thắt mạnh
- Cơ bắp bị cứng
- Gân cơ bị yếu
Nguyên nhân dẫn đến căng cơ
Để ngăn ngừa tình trạng căng cơ, đặc biệt là sau khi tập luyện thế thao, vận động mạnh,...bạn cần nắm rõ được nguyên nhân của nó
Do căng thẳng
Căng cơ xảy ra cũng do một phần là tinh thần không ổn định hay ở trong trạng thái căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Điều này làm quá trình não bộ truyền tín hiệu thần kinh tới cơ sẽ bị rối loạn. Khi mà hệ thần kinh căng thẳng nó sẽ làm tăng áp lực lên các mạch máu và làm giảm lưu lượng máu tới cơ, nguyên nhân dẫn đến cơ bị căng. Bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh tình trạng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến sức khởe các bộ phận khác của cơ thể.
Thói quen tập thể dục
Thói quen chơi thể dục thể thao tác động rất nhiều đến việc các sợi cơ bị căng ra. Nếu trước khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể lực nào đó mà bạn không khởi động, giãn cơ đúng cách sẽ rất dễ bị căng cơ sau khi chơi. Bước khởi động này sẽ giúp bạn làm nóng cơ thể, hỗ trợ máu chảy nhiều hơn tới các cơ xung quanh. Việc này sẽ làm cơ thể thích ứng, vận động cũng hạn chế chấn thương khi thực hiện những động tác mạnh.
Về cơ bản, cơ bắp của cơ thể chúng ta đang duy trì trạng thái bán co bóp trong một thời gian dài dẫn đến căng cơ. Điều này thường xuyên diễn ra ở những người hay tập thể dục thể thao khi chúng ta tập luyện hết công suất khiến cơ hoạt động quá tải, hay tập các bài tập sai tư thế. Không chỉ vậy, đôi khi nâng những vật nặng hay làm các công việc nặng nhọc cũng dễ gây ra tình trạng căng cơ nên bạn cần lưu ý.
>>Xem thêm: Tìm hiểu về testosterone và vai trò tăng cơ bắp với người tập gym
Chuyển động lặp đi lặp lại ở cùng một vị trí
Căng cơ có thể khởi phát nếu bạn thao tác làm việc, lao động có tính chất lặp lại, kéo dài. Tình trạng này dễ gặp phải nhất là các vận động viên chạy bộ, thể dục dụng cụ,...Bởi vì họ phải hoạt động lặp đi lặp lại tại một phần cơ thể khiến hệ thống cơ mất đi sự cân bằng, tăng áp lực lên các khớp và dây thần kinh liên tục. Tình trạng này lâu dần sẽ làm các cơ bị giảm linh hoạt dẫn đến các sợi cơ căng quá mức, cơn đau kéo dài.
Cách khắc phục tình trạng căng cơ
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị căng cơ mà chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn.
1. Điều trị căng cơ tại nhà
Phương pháp điều trị tại nhà nhiều người vẫn hay lựa chọn nhưng để thực hiện đúng cách để không bị nặng hơn bạn cần phải biết:
Sơ cứu vùng căng cơ
Phần lớn đối với những trường hợp căng cơ nhẹ, chúng ta có thể tự chữa khỏi tại nhà. Sưng và bị chảy máu cục bộ ở vùng cơ nên điều trị sớm bằng cách chườm đá và cố định phần bị căng lại tránh cơ bắp bị giãn quá mức sao cho giữ cơ ở vị trí thoải mái nhất. Sau đó, khi vùng căng cơ đã được cải thiện và không còn nghiêm trọng, ta có thể bắt đầu chườm nóng.
Lưu ý: Rằng không nên chườm nóng quá sớm để tránh tình trạng vùng căng cơ đau buốt và nặng thêm. Khi chườm nóng hoặc lạnh không nên chườm trực tiếp lên da mà hãy đặt một chiếc khăn hoặc bất kỳ lớp vải nào để tránh bỏng.
Duỗi cơ kết hợp với massage : Duỗi phần cơ bị co thắt, massage thật là nhẹ nhàng để cơ được thư giản và nhanh chóng hồi phục.
Dùng thuốc giảm đau
Để giúp cải thiện những triệu chứng, chúng ta có thể cân nhắc một vài loại thuốc trong 3 nhóm thuốc dưới đây:
- Paracetamol là loại thuốc giảm đau cơ bản nhất thường được dùng trong các trường hợp căng cơ nhẹ
- Các thuốc kháng viêm không chứa steroids được sử dụng trong trường hợp đau nặng hơn. Ngoài giảm đau đồng thời cũng có tác dụng chống viêm. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh hơn paracetamol nhưng có thêm nhiều tác dụng phụ. Vì thế đối với những người có bệnh sử cần lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng nhóm thuốc này.
- Các thuốc giảm đau gây nghiện (Tramadol, Codein, Oxycontin) chỉ sử dụng trong trường hợp đau rất nặng, chỉ trong những trường hợp thực sự cần thiết mới sử dụng vì nhóm thuốc này chứa nhiều tác dụng phụ. Người dùng lưu ý phải có sự theo dõi của y bác sĩ thường xuyên.
Ngoài ra, một số bác sĩ khuyên bạn nên tránh dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin trong vòng 48h sau khi bị căng cơ để tránh trường hợp vùng căng cơ bị chảy máu.
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian mà mọi người hay truyền nhau:
- Lá ngải cứu : Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm chút dấm ăn, sau đó đun sôi lên. Sau đó đem hỗn hợp này băng lên vị trí bị thương để thuốc ngấm sâu vào bên trong. Thay phiên cho mỗi lần băng tầm 30 phút, thực hiện liên tục 2-3 ngày.
- Bài thuốc lá hẹ: Rau hẹ tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên phần cơ bị đau đắp 1-2 lần/ngày, đắp cho đến khi triệu chứng sưng đau được giảm bớt.
2. Thực hiện các liệu pháp chữa trị
Để nhanh chóng phục hồi bạn có thể tham khảo một số phương pháp trị liệu sau đây:
- Trị liệu bằng nước : đặc biệt hữu ích trong những trường hợp không thể thực hiện những chương trình tập luyện trên cạn do cường độ đau. Một số liệu pháp nước có thể tham khảo như: watsu, bồn tắm ngồi, bồn tắm nước nóng, làm ấm tất, tập thể dục trong nước,...
- Trị liệu bằng nhiệt: là một phương pháp điều trị của vật lý trị liệu, trong đó sử dụng các tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị. Một số phương pháp có thể tham khảo như các phương pháp trị liệu paraffin, nước nóng, các loại túi tạo nhiệt, nhiệt bức xạ, hồng ngoại,...
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần phải xác định liệu pháp nào là phù hợp.
3. Đến gặp bác sĩ phòng khám chuyên khoa
Đối với việc căng cơ nhẹ chúng ta có thể tự chữa tại nhà. Nhưng trong trường hợp căng cơ nặng kéo dài tự điều trị tại nhà để nhanh chóng khỏi rất khó thực hiện. Vì thế ta phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán chính xác nhất và một liệu trình điều trị bài bản, chuyên nghiệp.
Biện pháp phòng ngừa căng cơ
Thời gian phục hồi cơ tùy thuộc vào mức độ mà bạn mắc phải. Phần lớn ở mức độ nhẹ chỉ từ 3 đến 6 tuần là khỏi, ở mức độ nặng thời gian hồi phục có thể mất đến vài tháng.
Để tránh tình trạng cơ thể chúng ta bị căng cơ, cần:
- Khởi động kỹ lưỡng trước khi luyện tập, tập các bài tập nhẹ, co giãn gân cốt, để các cơ dần làm quen với cường độ các bài tập.
- Nếu bạn là dân gym hay người thường xuyên chơi các môn thể thao, bạn cần có sự hướng dẫn chuyên môn từ huấn luyện viên trước khi tập hoặc nâng tạ. Phương pháp tập công nghệ gym EMS giúp người tập hạn chế bị căng cơ so với gym truyền thống vì nó kết hợp với máy móc hiện đại giúp cơ hoạt động với mức độ phù hợp.
- Uống nước đầy đủ, nước cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể con người. Nước có khả năng hòa tan các axit lactic, các axit lactic này sản sinh ra trong quá trình hoạt động thể chất khi cơ bắp mất quá nhiều oxy. Do đó nếu không uống đủ nước cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc chóng mặt
- Nghỉ ngơi đầy đủ, giữa các bài tập của mỗi nhóm cơ cần ít nhất 48h để nghỉ. Nếu không cơ sẽ bị tổn thương
- Không tập luyện, làm việc quá sức, không nâng vác những vật quá nặng đối với mình.
- Cung cấp các nhóm chất giàu magie và canxi: Theo tờ Time of India lượng magie cần tiêu thụ trong một ngày đối với người lớn là 400mg. Chúng ta dễ dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm như : bơ, quả hạch, các loại đậu, các loại hạt, chuối, rau bina. Và những thực phẩm giàu canxi như sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), rau củ ( cải xoăn), nước ép, cá mòi,..
- Một bài tập giãn cơ sau khi kết thúc buổi luyện tập là cần thiết, điều này sẽ làm tăng quá trình đàn hồi cơ, giúp máu lưu thông tốt.
Căng cơ do tập luyện là trường hợp dễ bắt gặp thường xuyên hiện nay. Nếu bạn vừa muốn tập luyện vừa ngăn ngừa được tình trạng căng cơ thì EMS Training là giải pháp đáp ứng phù hợp nhất. Không những vậy, bạn còn được PT hướng dẫn để không xảy ra các chấn thương khi tập luyện. Chi phí tập EMS tại 18Fit có giá vô cùng ưu đãi cho khách hàng với 350k/buổi tập, nếu bạn đăng kí gói sẽ được hưởng giá siêu hời "MUA 10 TẶNG 3" đồng nghĩa với việc mua 10 buổi sẽ được tặng 3 buổi miễn phí.
Để biết chi tiết về chương trình tập luyện, bạn có thể tham khảo tại đây: Có gì trong buổi tập chỉ 350k tại 18 Fit?. Bạn còn đắn đo điều gì mà không ĐĂNG KÍ TẬP THỬ ngay để có trải nghiệm tuyệt vời
Nhìn chung, tình trạng căng cơ sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng cần khắc phục nhanh chóng vì nó gây ra nhiều trở ngại đối với các hoạt động thường ngày. Chẳng những khó vận động, mà còn gây ra những cơn đau nhức nhối nếu kéo dài sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo sức khỏe bạn nên đi gặp bác sĩ tư vấn phương pháp hỗ trợ tốt nhất.