Đăng ngày:   20 - 09 - 2022
5.0/5 (1 Reviews)

Hạ đường huyết là gì? Phòng tránh và cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết

Tình trạng hạ đường huyết rất nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, vẫn không nhiều người hiểu rõ: Hạ đường huyết là gì? cách phòng tránh cũng như cấp cứu

Tóm Tắt :

Tình trạng hạ đường huyết rất nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, vẫn không nhiều người hiểu rõ: “Hạ đường huyết là gì?”. Bạn cần hiểu nguyên nhân gây hạ đường huyết để biết cách phòng tránh cũng như cấp cứu khi gặp trưởng hợp này. Bài viết dưới đây 18Fit sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm thường gặp.

hạ đường huyết

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyếtlà trường hợp lượng đường trong máu bị hạ xuống mức quá thấp, dưới 3.9 mmol/l (<70mg/dl). Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, dẫn đến rối loạn chức năng. 

Cơ thể sử dụng đường glucose trong máu để cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Thông thường, đường glucose sẽ được tích trữ trong gan, mỡ sau đó được giải phóng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường huyết bị giảm quá mức, sẽ gây đình trệ mọi hoạt động của các bộ phận.

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hạ đường huyết

Nếu gặp các biểu hiệu dưới đây, rất có thể bạn đang bị hạ đường huyết: 

  • Cảm giác đói, do sự thiếu hụt lượng lớn năng lượng cho cơ thể.
  • Tay chân bắt đầu run, cảm giác nặng nề, không thể cầm nắm hoặc làm việc bình thường.
  • Các dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, đồ mồ hôi kể cả khi ở nhiệt độ phòng bình thường.
  • Tim đập nhanh, thở yếu, mắt mờ khó quan sát, mệt mỏ khó vận động.
  • Tâm lý người hạ đường huyết cũng trở nên lo lắng, đánh trống ngực, bồi hồi, ớn lạnh chạy dọc sống lưng… không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường huyết

Hiểu đường nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường máu, giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả hơn. Các chuyên gia cho thấy, những nguyên nhân chính dẫn đến hạ đường huyết có thể do:

Sử dụng thuốc hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường được điều trị bằng insulin, nhưng gây tác dụng phụ khiến đường huyết trong máu giảm xuống mức thấp. Tình trạng diễn ra nhiều ở bệnh nhân uống insulin hoặc thuốc hạ đường huyết nhưng giảm lượng đường quá mức hoặc chậm giờ ăn.

Làm việc quá sức dẫn đến hạ đường huyết

Tình trạng gặp nhiều ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1, làm việc gắng sức, tiêu thụ nhiều lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cơ thể không đáp ứng kịp dẫn đến hạ đường máu nhanh.

hạ đường huyết

Sử dụng rượu bia quá mức

Chất kích thích như rượu bia, cản trở hoạt động tạo đường cho cơ thể. Thông thường, người uống rượu thường không ăn uống đầy đủ, làm việc nặng dẫn đến lượng đường trong máu xuống thấp, gây giảm đường huyết nguy hiểm. Ngoài ra, các triệu chứng của say rượu bia khiến người bị hạ đường huyết không phân biệt được.

Suy gan, thận cản trở quá trình tạo glucose cho cơ thể.

Đây là tình trạng thường gặp ở những người gặp vấn đề về gan thận, chức năng gan kém. Khi cơ thể không nạp đủ tinh bột từ thức ăn, gan không tạo glucose sẽ gây ra tình trạng hạ đường máu.

Người gặp tình trạng sản xuất quá nhiều insulin dẫn đến hạ đường huyết.

Bởi Insulin là hoocmon kiểm soát hấp thu vào tạo đường trong máu. Nhưng khi lượng insulin được tạo ra quá nhiều sẽ cản trở khả năng tạo glucose, cấp năng lượng cho cơ thể, gây giảm đường huyết.

Yếu tố khác như

Chế độ ăn kiêng tinh bột, cắt giảm carb trong thời gian dài, điển hình là những người hay giảm cân cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuột đường huyết. Cơ thể người thiếu hụt nội tiết tố với lý do khách quan và chủ quan cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất glucose.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Tình trạng hạ đường huyết diễn ra khá phổ biến, ở nhiều đối tượng, đặc biệt với phụ nữ mang thai hay người già. Hạ đường máu có thể gây các vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe, cụ thể như:

  • Cơ thể người bệnh co giật, mất ý thức, bất tỉnh.
  • Khi đang làm việc bị hạ đường huyết có thể gây tai nạn, té ngã dẫn đến chấn thương.
  • Với người trung niên và cao tuổi, hạ đường huyết thường xuyên sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ, kém minh mẫn.
  • Hạ đường huyết thường xuyên khiến cơ thể bị suy nhược, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.
  • Nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời, hạ đường máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

hạ đường huyết

Cách xử lý khi bị hạ đường huyết 

 

Khi hạ đường huyết thì nên làm gì? Việc bạn cần làm là nắm các cách sơ cứu sau để xử trí khi bản thân hoặc những người xung quanh bị hạ đường huyết, giảm rủi ro về sức khỏe:

  • Bổ sung nhanh đường cho cơ thể, bằng cách ăn 1 viên kẹo, bánh ngọt, viên đường glucose (với người thường xuyên bị hạ đường huyết), uống nước trái cây ngọt…
  • Thực hiện quy tắc 15-15: Nếu sau 15 phút mà cơ thể chưa phục hồi (Ở dưới mức 70mg/dl), tiếp tục bổ sung lượng đường cho cơ thể. Kiểm tra nếu lượng đường đạt 100 mg/ld là được. Tuy nhiên, lượng đường sẽ có nguy cơ tụt khi ăn thực phẩm chứa nhiều hydrocacbonat, nên cần kiểm tra lại sau 60 phút.
  • Trường hợp bị chóng mặt cần ngồi nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng tránh mất sức.
  • Với những người bị ngất, bất tỉnh do hạ đường huyết không nên cho ăn kẹo bánh, có thể gây sặc, nghẹn đường thở. Cần đưa ngay đến trung tâm y tế để được tiêm glucose vào tĩnh mạnh.
  • Với những người tiểu đường thường xuyên bị hạ đường máu, cần ngừng sử dụng insulin, đồng thời liên hệ để được bác sĩ tư vấn.

Ngoài ra, lưu ý khi điều trị hạ đường huyết:

  • Tuân thủ nguyên tắc 15/15, không nên sử dụng lượng đường quá nhiều khi thấy đường huyết giảm. Bởi sử dụng nhiều đường, đồ ngọt sẽ tăng đường huyết không tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tăng cân khó kiểm soát.
  • Lựa chọn nguồn carbon an toàn, lành tính để sử dụng. Các loại carb từ: Đậu, lạc, khoai tây hay ngũ cốc nguyên hạt khó hấp thu glucose. Do vậy, nên chọn đường từ cơm trắng, bánh kẹo để cơ thể hấp thu nhanh lượng glucose phục hồi cho cơ thể tức thì.
  • Với trẻ em bị hạ đường huyết, thì nên bổ sung ít hơn 15g carbs, để cải thiện đường huyết.
  • Tình trạng bị hạ đường huyết nghiêm trọng cần tiêm glucagon tĩnh mạch.

Cách phòng tránh hạ đường huyết bảo vệ sức khỏe

Tình trạng hạ đường huyết sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn và người thân. Phòng tránh là cách tốt nhất để giảm nguy cơ hạ đường máu. Dưới đây là cách cách phòng tránh hạ đường huyết hiệu quả cần thực hiện:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ ăn cân bằng đảm bảo đủ các nhóm chất, đặc biệt không cắt bỏ hoàn toàn nhóm carbs ra khởi khẩu phần ăn. Những người muốn giảm cân nhanh thường chọn phương án loại bỏ tinh bột như cơm trắng để giảm mỡ nhanh, tuy nhiên, loại bỏ carbs thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Đồng thời, sự thiếu hút carbs sẽ ảnh hưởng đến quá tình chuyển hóa mở, cản trở tốc độ giảm cân, đốt mỡ tự nhiên.

hạ đường huyết

Bên cạnh đó, bạn luyện tập cường độ cao, cắt bỏ tinh bột sẽ thiếu hụt năng lượng cho cơ thể. Cách tốt nhất, nên ăn đủ carbonhydrate trước và sau mỗi buổi tập. Bạn cần bổ sung carbs tốt từ trái cây, gạo lứt, bánh mì nguyên cám, rau củ… 

>> Xem thêm: Thực đơn giảm cân khoa học, an toàn và tốt cho sức khỏe

Đối với bệnh nhân tiểu đường 

Người bệnh cần tuân thủ quy định và hướng dẫn sử dụng thuốc, insulin để không gây tác dụng phụ. Đồng thời, thực hiện chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, chia các bữa ăn nhỏ và thực hiện đúng giờ.

Chế độ luyện tập đều đặn phù hợp với cơ thể

Luyện tập thể dục đều đặn, đảm bảo sức khỏe và sức bền. Việc luyện tập thể thao sẽ cải thiện khả năng chuyển hóa chất, đặc biệt là chuyển hóa carbonhydrate giúp tiêu thụ và ổn định lượng đường trong máu hay các vấn đề về nội tiết tố.

Bạn muốn giảm cân, nên chọn chế độ luyện tập phù hợp giúp đốt mỡ hiệu quả. Tránh việc cắt giảm quá mức lượng thức ăn cho cơ thể, gây tác động xấu lên sức khỏe. Nên chọn PT riêng để được hỗ trợ về giáo trình luyện tập cũng như chế độ ăn uống khoa học.

Trong đó, phương pháp EMS training mới mang đến giải pháp giảm cân nhanh chóng, hiệu quả trong thời gian ngắn. EMS sử dụng xung điện để kích thích các nhóm cơ hoạt động, đốt mỡ từ ngay bên trong, kéo dài hoạt động tiêu hoa năng lượng. Người gặp các vấn đề về tiểu đường, béo phì khó hoạt động mạnh chọn EMS training, sẽ được chuyên gia hỗ trợ chế độ tập phù hợp với sức khỏe. Các xung điện tác động tăng tuần hoàn máu cho cơ thể, đốt mỡ, cải thiện hoocmone, nội tiết tố giúp các vấn đề bệnh lý thuyên giảm hơn.

Lưu ý, chọn trung tâm tập gym EMS uy tín, chuyên nghiệp để được hỗ trợ không gian tập, máy tập an toàn, chương trình và chế độ ăn cũng như dinh dưỡng phù hợp nhất với mỗi người.

Hiểu được tình trạng hạ đường huyết là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về bệnh lý này. Lưu ý, kịp thời nhận diện các dấu hiệu để sơ cứu, giảm nguy cơ tử vong nguy hiểm cho người bệnh. Thay đổi thói quen sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, tăng cường luyện tập thể thao sẽ giúp bạn và người thân hạn chế tìnnh trạng hạ đường máu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bài Viết Cùng Danh Mục

Công nghệ đốt mỡ PowersculpUSA 1060nm là gì?

Công nghệ đốt mỡ PowersculpUSA 1060nm là gì?

Đăng ngày: 04-10-2022

Giảm cân, giảm mỡ hiệu quả và nhanh chóng với công nghệ đốt mỡ PowersculpUSA 1060nm. Đảm bảo an toàn và hiệu quả không cần xâm lấn ảnh hưởng đến da. Đẩy nhanh hiệu quả gấp 3 lần nhờ kết hợp đốt mỡ và gym EMS

Xem Chi Tiết
20 Cách giảm mỡ đùi nhanh chóng và hiệu quả cho cả nam và nữ

20 Cách giảm mỡ đùi nhanh chóng và hiệu quả cho cả nam và nữ

Đăng ngày: 27-09-2022

Làm sao để giảm mỡ đùi nhanh chóng và hiệu quả chắc hẳn là thắc mắc của những ai đang cảm thấy tự ti bởi cặp đùi quá khổ của mình. 18Fit sẽ chia sẻ Top 20 cách giảm mỡ đùi tốt nhất tại bài viết này.

Xem Chi Tiết
Các bài tập cơ liên sườn hiệu quả tại nhà cho vòng 2 săn chắc

Các bài tập cơ liên sườn hiệu quả tại nhà cho vòng 2 săn chắc

Đăng ngày: 26-09-2022

Cơ liên sườn chính là phần cốt lõi gồm nhóm cơ nằm dọc hai bên xương sườn theo đường xiên lên của cơ thể, nối giữa trung tâm vùng bụng với xương sườn giúp bạn sở hữu vòng eo thon gọn và trông quyến rũ.

Xem Chi Tiết