Đột quỵ là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, ngoài 60, nhưng ngày càng trẻ hóa ở những đối tượng người trẻ tuổi. Thời gian gần đây, nhiều tin tức về người nổi tiếng bị đột quỵ khiến vấn đề càng được quan tâm hơn. Đột quỵ dẫn đến tỉ lệ tử vong cao, nhưng ít người hiểu rõ về căn bệnh này.
Vậy đột quỵ là gì? Đâu là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nguy hiểm? Cách nào để giảm nguy cơ đột quỵ bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình? Chia sẻ dưới đây của 18 Fit về đột quỵ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là căn bệnh cấp tính diễn ra trong thời gian ngắn, khi xuất hiện các vấn đề như tắc nghẽn mạch máu lên não, vỡ mạch máu não… khiến não bộ không được cấp đủ máu trong thời gian ngắn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào sẽ nhanh chóng ngưng hoạt động, dẫn đến tàn tật hoặc nặng hơn là tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Nguyên nhân chính được xác định gây ra nguy cơ đột quỵ là hàm lượng Cholesterol trong máu cao, khiến mạch máu nhỏ lại. Bởi, Cholesterol sẽ vón cục làm tắc mạch máu, tăng áp suất gây vỡ mạch máu nguy hiểm, dẫn đến vỡ động mạch. Cụ thể, các nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, khiến tình trạng ngày càng trẻ hóa:
- Người mắc các vấn đề về đái tháo đường, béo phì, huyết áp cao, mỡ máu… sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn.
- Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học với nhiều rượu bia, thuốc lá, chất béo bão hòa, ăn nhiều muối và đường tinh luyện… Sử dụng nhiều thức ăn nhanh khiến cơ thể dễ gặp các vấn đề về tắc nghẽn mạch máu, béo phì, thừa cân và đột quỵ.
- Người hút thuốc lá có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường gấp 2 lần. Bởi các hóa chất trong khói thuốc làm xơ vữa động mạch, khiến tim hoạt động nhiều hơn.
- Người ít vận động và thường xuyên thức khuya, gây áp lực lên tim mạch, hệ tuần hoàn máu kém phát triển, dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch cao.
- Tắm ngay với nước lạnh sau khi luyện tập thể thao hoặc đi ngoài nắng về, khiến các mao mạch đang giãn nở để tỏa nhiệt, gặp nước lạnh khiến mạch máu bên ngoài tự động co lại, làm cho huyết áp tăng lên, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
- Thói quen tắm đêm dễ khiến các mạch máu não bị co lại một cách đột ngột, gây đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành. Đó cũng là lý do tại sao tắm đêm đột quỵ mà nhiều người hay nhắc nhau hiện nay.
Các dấu hiệu đặc trưng nhận diện tình trạng đột quỵ
Tình trạng đột quỵ cấp tính, diễn ra rất nhanh với những biểu hiện lặp đi lặp lại. Phát hiện đột quỵ từ sớm sẽ tăng cơ hội cứu chữa cho người bệnh. Các dấu hiệu cho thấy tình trạng đột quỵ sắp diễn ra:
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, 1 bên cơ mặt không thể cử động.
- Chân tay bị tê liệt, khó cử động, dấu hiệu rõ ràng nhất là không thể nhấc 1 tay qua đầu.
- Cơ mồm bị cứng, nói ngọng bất thường, khó phát âm.
- Cơ thể bị mất thăng bằng, đột nhiên thấy bị hoa mắt chóng mặt, do máu không thể lên não.
- Thị lực bị mờ và giảm rõ rệt, không thể nhìn thấy rõ đối tượng trước mặt.
- Người bệnh sẽ gặp cơn đau đầu dữ dội, đến rất nhanh kèm theo cảm giác buồn nôn.
Cách phòng tránh bệnh đột quỵ, bảo vệ tính mạng và sức khỏe
Đột quỵ là bệnh có thể phòng tránh và cứu chữa kịp thời nếu được phát hiện kịp thời và loại bỏ các nguy cơ. Cách phòng tránh nguy cơ đột quỵ giúp bạn bảo vệ tính mạng và sức khỏe:
- Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ ở con người. Lưu ý, tăng cường chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung đầy đủ nước. Nên chọn ngũ cốc nguyên cám hoặc các loại hạt để tăng chất sơ có lợi cho cơ thể. Chọn chất béo và protein lành mạnh từ thịt trắng, cá, trứng, sữa, giúp cung cấp năng lượng sạch cho cơ thể. Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ ăn chứa nhiều đường và đã qua chế biến với nhiều muối, chất bảo quản hay đường tinh luyện.
- Tăng cường hoạt động thể chất để cải thiện hệ tuần hoàn, tăng lưu thông máu, đốt năng lượng dư thừa. Các bài tập chạy, bơi lội, đạp xe, gym… sẽ cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mỡ máu. Đặc biệt chú ý, sau khi tập thể dục thể thao hay đi ngoài nắng về không nên tắm liền, đặc biệt là không tắm đêm.
- Thay đổi lối sống khoa học và lành mạnh hơn nhằm giảm áp lực công việc, tăng cường chất lượng giấc ngủ, tránh thức khuya, tránh tắm đêm…
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt vào mùa lạnh, tránh sự thay đổi nhiệt độ lạnh sẽ khiến mạch máu theo nhỏ, làm tăng áp lực, tăng nguy cơ bị vỡ mạch máu nguy hiểm.
Người có các dấu hiệu đột quỵ, nếu được phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh tăng cơ hội sống, giảm các biến chứng nguy hiểm. Các biện pháp sơ cứu khi thấy người đột quỵ:
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, đầu cố định không rung lắc, bảo vệ đường thở của người bệnh.
- Không tự ý cho uống thuốc, bấm huyệt không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
- Khi người bệnh có các dấu hiệu trở nặng, mạch không đập cần tiến hành hô hấp nhân tạo, thổi mồm và ép tim ngoài lông ngực.
>> Xem thêm: Mới tập gym nên tập gì? Hướng dẫn tập gym hiệu quả cho người mới bắt đầu
Những di chứng của đột quỵ gây ra
Đột quỵ là một trong những bệnh lý nặng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Trong đó tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng và cách chữa trị mà đột quỵ có thể để lại di chứng nhiều hoặc ít. Đột quỵ có thể để lại nhiều di chứng liên quan đến các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau trên cơ thể người bệnh như:
- Hệ hô hấp: Các tổn thương não bộ khiến việc ăn uống của người bệnh trở lên khó khăn. Đây là triệu chứng phổ biến nhưng có thể được cải thiện theo thời gian khi cơn đột quỵ biến mất. Mặc dù vậy, nếu các tổn thương não xảy ra tại trung tâm điều khiển các hoạt động hô hấp của cơ thể có thể dẫn đến ngừng hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Hệ cơ: sau đột quỵ có thể ảnh hưởng đến hệ cơ như giảm vận động của một số bộ phận trên cơ thể hoặc nặng hơn là bị liệt
- Hệ tiêu hóa: người bệnh sau đột quỵ có thể gặp tình trạng táo bón hay chức năng ruột bị ảnh hưởng.
- Hệ tuần hoàn: Do các thói quen không lành mạnh khiến bệnh nhân bị đột quỵ như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay mắc chứng tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.ện tập.
- Hệ thần kinh: có thể mất khả năng cảm nhận nóng, lạnh, đau… hoặc bị suy giảm thị lực nếu các dây thần kinh vùng mắt bị tổn thương. Thậm chí đột quỵ còn gây ra một loạt những vấn đề về thần kinh như: mất trí nhớ, sa sút trí tuệ và thay đổi hành vi như dễ nóng giận, trầm cảm. Nếu là tổn thương các dây thần kinh vận động, người bệnh có thể bị liệt nửa người hay toàn thân sau đột quỵ.
Đột quỵ là tình trạng bệnh ngày càng phổ biến và trẻ hóa, do lối sống kém lành mạnh, ít vận động, rượu bia thuốc lá ở phần lớn người trẻ hiện nay. Di chứng mà đột quỵ để lại cho cơ thể là rất nguy hiểm, nặng hơn có thể gây tử vong. Hiểu về đột quỵ, cách phòng tránh và dấu hiệu nhận biết sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
>> Xem thêm: Hỏi đáp: Tập gym có ảnh hưởng đến chiều cao không?