Vấn đề chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm hơn trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát. Những người có sức đề kháng yếu sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh, khả năng phục hồi chậm hơn. Làm thế nào để tăng sức đề kháng trở thành mối quan hàng đầu. Tuy vậy, rất ít người hiểu rõ bản chất của sức đề kháng là gì? Sức đề kháng yếu có nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người hay không?
Trước tiên, bạn cần hiểu về sức đề kháng là gì? Từ đó xác định được cách tăng sức đề kháng, sức đề kháng yếu hiệu quả phù hợp với thể trạng. Chia sẻ dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn đọc quan tâm, tìm cách cải thiện sức đề kháng của bản thân và gia đình.
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng miễn dịch, khả năng phòng ngừa, chống lại các tác nhân vi khuẩn, yếu tố xâm nhập vào cơ thể gây bệnh lý nguy hiểm. Có thể hiểu, hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ con người khỏi môi trường với nhiều vi khuẩn, virus luôn thường trực tấn công cơ thể.
Sức đề kháng tự nhiên của con người bao gồm: Da, hệ thống niêm mạc, mồ hôi, dịch nhầy… Hay sâu hơn và chi tiết hơn là thực bào và các đại thực bào tấn công, tách vi khuẩn lạ xâm nhập vào cơ thể.
Sức đề kháng yếu có nghĩa là hàng rào bảo vệ của bạn không đủ đáp ứng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Từ đó, cơ thể dễ dàng bị tấn công, nhiễm bệnh, mệt mỏi và mắc nhiều bệnh truyền nhiễm.
Cách tăng sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả
Để biết cách tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn cần hiểu các nguyên tắc và cơ chế hình thành hàng rào bảo vệ này như thế nào? Sức đề kháng và hệ miễn dịch được xây dựng theo 2 cách:
- Cách 1:Tăng sức đề kháng bẩm sinh - Là hàng rào tự nhiên sinh ra đã có trong cơ thể. Sức đề kháng tự nhiên được hình thành trong quá trình bào thai trong cơ thể, trẻ nhận trực tiếp sức đề kháng từ cơ thể mẹ truyền cho. Khi sinh ra, quá trình bú sữa mẹ sẽ giúp xây dựng hàng rào bảo vệ chắc chắn hơn, bổ sung kháng thể cần thiết cho cơ thể.
- Cách 2: Tăng sức đề kháng thụ động - Là cách tăng sức đề kháng do nhu cầu của cơ thể. Loại sức đề kháng này xuất hiện khi cơ thể gặp các tác động từ bên ngoài, sự tấn công của vi khuẩn, tiêm vacxin, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường vận động… Hàng rào bảo vệ được củng cố giúp cơ thể khỏe mạnh chống chịu lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, trong thời gian ngắn.
Sức đề kháng tự nhiên sẽ giảm dần theo thời gian nên việc tăng cường và củng cố hàng rào bảo vệ sức khỏe là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng thụ động, liên tục bảo vệ con người?
- Xây dựng chế độ ăn khoa học - Thực phẩm cung cấp dinh dưỡng hàng ngày, với chế độ ăn khoa học chính là cách đầu tiên quan trọng giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, đủ 4 nhóm chất thiết yếu cho cơ thể. Bổ sung thực phẩm giàu flavonoid, kẽm và vi chất, vitamin C giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá… ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh cho cơ thể.
- Tăng cường luyện tập thể chất - Hoạt động thể chất, thể dục hàng ngày, tập gym giúp tăng cường chuyển hóa chất, lưu thông máu hiệu quả. Quá trình luyện tập gym trong thời gian dài, liên tục sẽ giúp cơ thể tăng sức chịu đựng, độ bền trước các tác động tiêu cực từ môi trường như nhiệt độ thay đổi thất thường. Quá trình luyện tập, tăng tiết mồ hôi, đào thải độc tố và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Ngủ đủ giấc và chế độ nghỉ ngơi phù hợp - Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi sau thời gian làm việc mệt mỏi. Chế độ nghỉ ngơi khoa học, giảm stress sẽ giúp cải thiện sức khỏe và hàng rào bảo vệ cơ thể hiệu quả.
- Vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể - Phòng ngừa luôn là ưu tiên hàng đầu để giảm nguy hiểm từ vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vệ sinh sạch sẽ nhà ở, quần áo, môi trường làm việc, rửa tay trước khi ăn… giúp giảm nguy cơ tiếp xúc vi khuẩn gây bệnh.
- Thực hiện tiêm chủng đầy đủ - Việc tiêm vacxin là cách tăng sức đề kháng được thược hiện nhiều năm nay, đây là phương án chủ động để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể trước những nguy cơ bệnh nguy hiểm, hiếm gặp.
Cải thiện sức đề kháng để phòng ngừa các nguy cơ nguy hiểm từ môi trường ảnh hưởng đến cơ thể. Thói quen sinh hoạt hiện đại, khiến nhiều người gặp vấn đề sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh. Bắt đầu thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống là cách tăng sức đề kháng, sức đề kháng yếu hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu và có phương án để cải thiện sức đề kháng của cơ thể tốt nhất, chống chịu là các tác nhân nguy hiểm mùa dịch.
> Có thể bạn quan tâm:
15 loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng, phòng chống covid-19
5 bài tập vận động tại nhà siêu dễ giúp tăng cường đề kháng mùa Covid